Sữa là người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ từ khi lọt lòng mẹ. Nhưng với những đứa trẻ không có điều kiện nhận được dinh dưỡng từ mẹ thì sữa ngoài có lẽ là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, khi dùng sữa này, ba mẹ phải lưu ý một số điều như cách pha sữa cho trẻ sơ sinh v.v…
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, các bậc phụ huynh hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Những điều cần lưu ý trong cách pha sữa cho trẻ sơ sinh
Trước tiên rửa sạch dụng cụ pha sữa, để trong nồi khử trùng, cho nước lạnh vào không ngập bình, đun sôi, đổ bỏ nước, để dụng cụ pha sữa ráo nước, chuẩn bị dùng. Trước khi pha sữa, người lớn cần rửa sạch hai tay, đổ một lượng nước ấm nhất định vào bình sữa (40°C – 50°C là thích hợp, không nên dùng nước quá nóng để tránh việc các chất dinh dưỡng trong sữa bị phá hủy), căn cứ vào tình trạng của trẻ để cho lượng sữa thích hợp, cứ mỗi 30ml nước thì cho một muỗng gạt ngang sữa bột (trong mỗi hộp sữa đều có thìa chuyên dụng).
Những điều nên làm để tránh nhiễm bẩn sữa: Dụng cụ pha sữa dùng xong lần nào phải rửa sạch và khử trùng lần ấy; chỉ cho trẻ uống sữa mới pha, sữa không uống hết không được lưu đến bữa sau để uống tiếp. Vì sữa có hàm lượng dinh dưỡng phong phú nên bình sữa không rửa sạch và sữa chưa ăn hết rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây biến chất. Trẻ ăn phải sữa biến chất sẽ bị tiêu chảy, thậm chí ngộ độc.
Nếu trẻ mút sữa quá nhanh khiến núm vú cao su bị tụt vào trong thì hãy dùng ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng ấn vào núm cao su ở trên miệng bình, khi ấy không khí sẽ được đưa vào bình, núm vú có thể tự động bật lên. Tránh dùng tay ấn trực tiếp vào bộ phận mút sữa nơi đầu núm, vì trong da tay của người lớn mang rất nhiều vi khuẩn, có thể gây nhiễm khuẩn sữa. Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu, nếu vi khuẩn gây bệnh đi vào đường tiêu hoá sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột.
2. Những điều lưu ý khi cho trẻ bú bình
– Bạn nên chọn loại sữa phù hợp. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhi để chắc chắn.
– Nước pha sữa cho bé bằng nhiệt độ phòng và pha đúng liều lượng.
– Lỗ chảy sữa không được quá to. Điều quan trọng là bé phải tích cực mút khi ăn.
– Không bao giờ được đế con bú bình một mình tránh bé có thể bị sặc. Trong mọi trường hợp không được để bé gà gật hàng giờ hay ngủ mà vẫn ngậm bình – điều này có nghĩa trẻ dễ có nguy cơ bị sâu răng! Thay vào đó, có thể cho bé ngậm núm vú giả.
– Mỗi bữa ăn nên chuẩn bị cho bé sữa mới. Hãy bỏ phần sữa chưa uống hết đi.
– Nuôi con bằng sữa ngoài cũng có một ưu điểm: đó là bố cũng có thể cho con ăn. Điều này không những giảm bớt gánh nặng cho người mẹ mà còn thắt chặt thêm mối quan hệ cha con.
Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích cho ba mẹ trong việc chăm sóc và pha sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm một số mẹo pha sữa khác cho bé theo đường dẫn sau: https://goo.gl/7Sy7wo