Trẻ sơ sinh chưa tròn 12 tháng tuổi nếu không chăm sóc kĩ sẽ rất dễ bị mắc chứng suy dinh dưỡng. Vậy trong trường hợp này, mẹ nên sử dụng sữa nào cho bé? Có nên dùng thêm sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng dưới 1 tuổi đang được quảng bá trên thị trường hay không? Câu trả lời sẽ có ngay bên dưới.
1. Sữa mẹ và vai trò của sữa mẹ
Theo các chuyên gia y tế, sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu có thể cung cấp cho trẻ. Trước khi đi tìm hiểu những loại sữa khác, nhất là sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng dưới 1 tuổi, chúng ta hãy cùng điểm qua những nguồn sữa vàng từ mẹ nhé!
– Sữa non: là chất lỏng được sản xuất trong tuyến sữa của mẹ từ quý 2 của thai kỳ, được tiết ra ngay sau khi sinh và tiếp tục trong khoảng 72 giờ đầu. Từ tuần 20 của thai kì trở đi, sữa non đã luôn luôn có sẵn trong bầu vú mẹ nhưng bị ức chế tiết sữa bởi hormon progesterone. Sau khi sinh, hormon progesterone giảm, hormon prolactin và hormon oxytocin tăng, sữa non sẽ được tiết ra vài ml/cữ bú (phù hợp với dung tích dạ dày trẻ sơ sinh, khoảng 5ml) và có thể sản xuất sữa non mới hàng giờ (phù hợp với nhu cầu được liên tục gần mẹ và mút vú mẹ của bé).
Cho dù mẹ sinh thường hay sinh mổ, sinh non hay sinh đủ tháng giai đoạn 1 này diễn ra giống y như nhau, có nghĩa là sữa non của mẹ đã sẵn sàng cho con. Sữa non cung cấp đầy đủ các thành phần cần thiết phù hợp nhất cho bé sơ sinh, từ chất lượng, dung lượng đến hình thức. Đặc biệt sữa non đậm đặc các yếu tố miễn dịch và tăng trưởng đảm bảo sức khỏe và sức sống của trẻ sơ sinh.
Rất nhiều người, kể cả nhân viên ngành y tế Việt Nam hoàn toàn không biết về Giai đoạn I này, nên bảo rằng mới sinh thì chưa có sữa, phải 3-5 ngày sau sữa mới về và cho rằng mẹ sinh non thì hoàn toàn không có sữa, mẹ sinh mổ thì sữa càng về chậm hơn. Sữa non có số lượng và thành phần chất khác với sữa già, nhưng lượng kháng thể bảo vệ thì đậm đặc gấp 8 – 12 lần sữa già. Bé sơ sinh chỉ cần bú 1 lượng sữa vừa phải, chỉ 3-5ml/lần, tức khoảng 70ml/ngày, trung bình bằng 1/10 của bé 1 tháng tuổi (700ml/ngày), nhưng bé vẫn nhận được có được lượng kháng thể bằng nhau.
Niêm mạc ruột của trẻ sơ sinh không hoàn chỉnh, nghĩa là các lông ruột chưa hoàn toàn phát triển, đặc biệt chưa được bao bọc dày đặc bởi các lông cực nhỏ (micro-villi). Do đó, việc hấp thụ các chất vào cơ thể bé chưa được kiểm soát và chọn lọc. Hệ lông micro-villi cực nhỏ này cần một số yếu tố có trong sữa mẹ và cần thời gian để phát triển hoàn thiện, trước khi có thể tiếp nhận và xử lý dinh dưỡng thật sự qua đường ruột, cũng như có thể ứng phó với các loại khuẩn lạ và mầm bệnh trong môi trường. Khuẩn từ bố mẹ (đặc biệt từ mẹ) rất thân thiện với bé, và trong sữa mẹ có các kháng thể để kháng toàn bộ các khuẩn này, nên người ta còn gọi sữa non đầu tiên vào bụng bé là “mũi tiêm phòng/chích ngừa”. Do đó, trong 72 giờ đầu tiên sau khi ra đời, bé cần được tráng ruột bằng sữa non của mẹ và không nên tráng ruột cho con bằng bất kỳ thứ nước gì khác.
– Sữa hoàn chỉnh:
Khoảng 30 – 40 giò sau khi sinh, hormon progesterone giảm ở mức thấp nhất và hormon prolactin lên cao nhất, là giai đoạn lactose bắt đầu được tạo trong nang sữa và hút rất nhiều dịch và nước từ máu mẹ vào tạo sữa hoàn chỉnh với số lượng lớn. Đây là hiện tượng mà các mẹ cảm nhận được rõ ràng, và cho là sữa mới về lần đầu tiên. Tuy nhiên, đó là sữa chuyển tiếp hoặc sữa hoàn chỉnh, chứ không còn là sữa non nữa. Sau giai đoạn sữa non và sữa chuyển tiếp là giai đoạn sữa già do bú được kiểm soát bởi lượng bú/hút tại chỗ. Lượng sữa này sẽ được sản sinh tại chỗ khi trẻ bú hoặc hút. Cũng có ít người biết hay hiểu về giai đoạn này, tưởng rằng mình bị giảm sữa vì ngực không thường xuyên căng đầy như trước nữa.
2. Sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng dưới 1 tuổi
Phần lớn trẻ sơ sinh thường có nhu cầu bú trung bình từ 6 – 8 lân trong ngày và một hoặc vài lần trong đêm. Như vậy, mỗi cữ bú mẹ trong một hoặc hai tháng đáu có thể cách nhau từ 2 – 3 giờ tùy từng trẻ. Điều này vẫn không có gì khác ở trẻ suy dinh dưỡng.
Như đã nói ở phần trên, nuôi con bằng sữa mẹ là cách nuôi đơn giản và có nhiều lợi ích nhất đối với trẻ sơ sinh. Với trẻ sinh thường, khỏe mạnh và không có khuyết tật gì về cơ thể, bạn nên cho trẻ bú theo nhu cầu, có nghĩa là cho trẻ bú khi cảm thấy trẻ đói, đòi ăn. Người mẹ nên thích nghi một cách mềm dẻo với nhịp của trẻ, thời gian đầu không nên đặt ra giờ giấc quá chặt chẽ vì mỗi trẻ có một nhịp sinh hoạt khác nhau.
Cho trẻ bú ngay từ những giờ đầu sau sinh để tận dụng được lượng sữa non và để kích thích việc sản xuất sữa ở mẹ sớm. Nhịp độ bú mẹ có thể thay đổi từ tuần thứ ba cùng lúc với việc thay đổi nhịp của giấc ngủ. Sự gần gũi với mẹ trong thời kỳ này là hết sức cần thiết vì nó tạo cho trẻ cảm giác an toàn, cảm giác an toàn này sẽ giúp cho trẻ xa mẹ dễ dàng hơn trong những giai đoạn sau này.
Trẻ dưới 3 tháng tuổi thường có các cữ bú đêm bởi trẻ không chịu đói được. Bắt đầu từ tháng thứ tư, người mẹ có thể tập cho trẻ giảm dần các cữ bú đêm. Với trẻ từ 5 tới 6 tháng tuổi, một số trẻ bỏ hẳn bú đêm và ngủ một giấc liền mạch trong khoảng 8 giờ. Tuy nhiên, một số trẻ chỉ bỏ được bú đêm khi vào khoảng 10-12 tháng tuổi. Người mẹ nên tìm cách thích ứng với trẻ chứ không nên ép buộc trẻ gây căng thẳng mệt mỏi cho cả gia đình. Để trẻ quen dần với việc thôi bú đêm, mẹ nên kéo dài dần khoảng cách giữa các cữ bú đêm chứ đừng nên đột ngột cắt cữ bú của bé.
Đối với trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng, ba mẹ nên là người chủ động cung cấp dinh dưỡng cho con. Nếu sữa mẹ không đủ thì có thể dùng thêm các loại sữa ngoài từ những thương hiệu uy tín như Vinamilk để giúp con lấy lại cân nặng nhanh chóng. Vì những nhà sản xuất lớn hiện nay đã có mặt những dòng sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng dưới 1 tuổi với các thành phần tương tự sữa mẹ. Nên các bậc phụ huynh có thể yên tâm khi sử dụng cho bé. Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm tại đây những cách giúp bé thoát nhanh suy dinh dưỡng thấp còi nhé!